MỘT SỐ MẸO TRONG SỬ DỤNG ĐÊ CAO SU NHA KHOA

Trong rất nhiều bài báo và giáo trình, cô lập đê cao su (Rubber dam) là một thủ thuật gần như bắt buộc trong Phục hồi dán (Adhesive Dentistry). Cô lập tốt với đê cao su sẽ giúp gì cho chúng ta trong quá trình điều trị: Môi trường làm việc khô ráo, Phẫu trường làm việc lớn, Bộc lộ mô mềm tối đa (Maximun tissue retraction) đồng thời bảo vệ bác sĩ và bệnh nhân.
Có hai cách để đạt được môi trường làm việc khô và sạch: (1) đặt đê cao su (cô lập hoàn toàn – complete isolation) và (2) ống hút nước bọt, gòn cuộn, chỉ co nướu … Cách thức thứ (2) có thể được xem như là cô lập không hoàn toàn (partial isolation) và không đạt được sự co tách mô mềm đủ tốt trong nhiều trường hợp.
Thật sự khó khăn và thực tế là không đủ bằng chứng khoa học cho thấy rằng sử dụng đê cao su sẽ tạo ra kết quả sau cùng tốt hơn so với các phương pháp khác [3] tuy nhiên đa phần các tác giả đồng ý rằng cần thiết phải có một môi trường làm việc sạch và kiểm soát độ ẩm tốt để đạt được hiệu quả cao khi thực hiện các thủ thuật dán trên mô răng [1]. Dù hiếm, nhưng theo sự hiểu biết của nhóm tác giả, hiện nay cũng đã có một tổng quan hệ thống có sử dụng phân tích tổng hợp (meta – analysis) cho thấy rằng các phục hồi composite vùng cổ răng không có hình thái lưu cơ học (non – retentive) được thực hiện với đê cao su cho tỉ lệ lưu giữ (retention rate) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm còn lại không sử dụng đê cao su [2]. Nguyên tắc chung đó là, nếu có thể, đê cao su nên được sử dụng để đạt được một phẫu trường làm việc sạch và khô ráo cho các thủ thuật phục hồi dán.
Việc đặt đê không chỉ dừng lại khi đê bao xung quanh mô răng. Một tiêu chuẩn rất quan trọng đó là chúng ta phải có được sự cô lập tốt và bộc lộ toàn bộ đường hoàn tất hay nói cách khác chúng ta cần phải đạt được một “good inversion[W1] ”.
Good inversion: đặt được đê cao su xuống vùng cổ răng, thậm chí lách xuống được tận rãnh nướu, và đặt chúng ở đó cho đến khi kết thúc quá trình điều trị. Đôi khi, thực hiện inversion không hề dễ dàng, đặc biệt các trường hợp bờ phục hình hoặc đường hoàn tất nằm dưới nướu. Vì vậy, nhiều tips và tricks đã được đưa ra để giúp việc inversion đạt được nhanh chóng và hiệu quả.
Bs Trần Thiên Mẫn và Bs Võ Phi Hiếu xin được giới thiệu các mẹo (tip & tricks) để đạt được một “good inversion” để giúp các anh chị và các bạn đồng nghiệp, nếu chưa quen, sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng đê cao su trong thực hành hàng ngày. (chi tiết trong ảnh)

Tài liệu Tham khảo:

  1. Browet, S. and Gerdolle, D. (2017), “Precision and security in restorative dentistry: the synergy of isolation and magnification”, Int J Esthet Dent. 12(2), pp. 172-185.
  2. Mahn, E., Rousson, V., and Heintze, S. (2015), “Meta-Analysis of the Influence of Bonding Parameters on the Clinical Outcome of Tooth-colored Cervical Restorations”, J Adhes Dent. 17(5), pp. 391-403.
  3. Wang, Y., et al. (2016), “Rubber dam isolation for restorative treatment in dental patients”, Cochrane Database Syst Rev. 9, p. Cd009858.
  4. four-levels-of-inversion-for-rubber-dam-isolation – Style Italiano
Nguồn hình ảnh: Internet.a. đê cao su chưa đạt được inversion
b. Sau khi thực hiện inversion, tấm đê cuộn vào khe nướu, ngăn cản nước bọt và dịch thấm lên trên

Các răng sau khi thực hiện inversion
Các răng phần hàm một đã được thực hiên inversion so với các răng 21 và 22 chưa thực hiện inversion.
Có thể thấy nước bọt có thể thấm qua tấm đê từ các răng 21 và 22
4. Inversion với bay trám.
Cách đơn giản và nhanh nhất là sử dụng bay trám đẩy phần đê cao su về phía nướu.
Trên thực tế, khi tiếp xúc với răng khô ráo, đê sẽ không bị trượt, vì vậy đê sẽ nằm yên ở vùng cổ răng. Tuy nhiên, có một số tình huống kỹ thuật này sẽ không đủ để giúp chúng ta bộc lộ toàn bộ vùng thân răng làm việc:
+ Khi nước bọt và dịch nướu đọng nhiều dưới đê cao su, rất khó để có được phần thân răng khô ráo, trong trường hợp này chúng ta có thể sử dụng gòn cuộn đặt ở ngách tiền đình.
+ Một trường hợp khác cực kỳ thách thức, đó là răng chưa mọc hoàn toàn, phần lối tối đa nằm dưới nướu. Trong những trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng các clamp chuyên dụng.
5. Inversion với chỉ nha khoa.Trong nhiều trường hợp, bay trám tỏ ra không hiệu quả cho việc inversion, chỉ nha khoa có thể là lựa chọn thứ 2. Với một lực tác động về phía cổ răng và một chuyển động chậm sẽ giúp đê cao su cuộn lại và đẩy về phía nướu.

Mẹo để inversion với chỉ nha khoa trong tình huống bay trám ko hiệu quả.
6. Một vài tình huống có thể sử dụng inversion đơn giản như các trường hợp mà đường hoàn tất nằm ở 1/3 giữa thân răng trở lên
7. Inversion với các nút thắt bằng chỉ nha khoa:Kỹ thuật này được áp dụng rất phổ biến bởi nhiều các chuyên gia trên thế giới.
Theo đánh giá của nhiều tác giả, kỹ thuật này đem lại cho chúng ta 2 thuận lợi lớn:
+ Chỉ nha khoa sẽ đẩy đê cao su vào trong khe nướu.
+ Chỉ nha khoa sẽ thắt chặt xung quanh răng và giữ phần đê cao su tại chỗ trong quá trình làm việc, không bị bật lên trên.

7. Inversion với các nút thắt bằng chỉ nha khoa:Chỉ cần thắt chỉ và kéo chặt vào vùng cổ răng sẽ giúp cố định tấm đê cao su ở đúng vị trí dưới vùng đường hoàn tất.
Đảm bảo phẫu trường khô ráo và sạch sẽ

8. Inversion với clapm chuyên dụng:
Trong những trường hợp đường hoàn tất dưới nướu hoặc những trường hợp răng chưa mọc hoàn toàn (đường vòng lớn nhất ở dưới nướu), thì việc sử dụng các clapm chuyên dụng là điều gần như bắt buộc.Trong hình là clamp B4:
+trên trái: inversion ko đủ để bộc lộ đường hoàn tất
+trên phải: clamp B4 giúp bộc lộ dht và kiểm tra sự khít sát của veneer.
+dưới phải: sau khi etching
+dưới trái: giúp đánh bóng và đánh giá sự liên tục của phục hình sau khi dán cũng như lấy cement thừa

Clamp B4 có thể sử dụng trong các tình huống trám xoang IV khi mà đường hoàn tất nằm dưới nướu
Inversion với clamp B4 giúp ép mô nướu và tạo phẫu trường tốt cho việc trám kẽ răng / đóng khe thưa.Trái: R21 sau khi inversion với bay trám và chỉ nha khoa
Phải: R21 sau khi inversion với clamp B4 giúp phẫu trường rộng hơn và co tách mô mềm tốt hơn

Một số trường hợp mặc dù đã thực hiện inversion với chỉ nha khoa nhưng vẫn không đảm bảo được sự thấm dịch từ bên dưới lên trên đê cao su. Lúc này nếu dùng chỉ có nướu vẫn có thể tạo ra sự co tách mô mềm tốt hơn nhưng không tránh khỏi sự thấm dịch từ bên dưới qua chỉ co nướu lên vùng làm việc. Trong những tình huống này, teflon là một giải pháp, rẻ tiền và hiệu quả.
R35 sâu dưới nướu, được cô lập và thực hiện inversion với clamp b4 và teflon ở phía xa.
Sau tạo xoang, kẽ răng 15 và 16 chảy máu nhiều và dht r16 dưới nướu.Thực hiện inversion với teflon giúp kiểm soát sự khô thoáng của phẫu trường cũng như ép mô mêm xuống dưới dht.
***Nguồn: Dr. Trần Thiên Mẫn***

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *