Dù trong bất cứ điều trị trong y khoa cũng đều có những điểm cần chú ý. Vì vậy trong điều răng cũng không ngoại lệ cần có những lưu ý cho nha sĩ, và cũng cho cả bệnh nhân.
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI KHÁM, ĐÀO XOANG VÀ HOÀN TẤT XOANG
1. Khi khám răng
Phải khám toàn thân, khám kỹ tất cả các mô mềm trong miệng, khớp răng, tình trạng răng để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân , Cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng để hướng dãn bệnh nhân điều trị cũng như lập được kế hoạch điều trị răng miêng toàn diện.
-Trong khi khám phải cẩn thận và tránh các việc sau :
+ Dùng gương nha khoa banh miệng quá mạnh hoạc do không chú ý đè ép mạnh trên mô mềm gây đau bệnh nhân.
+ Để bệnh nhân há miệng quá lâu.
+ Khám chọc mạnh thám trâm vào các xoang sâu vì nơi đó có thể là ngà nhạy cảm hay lộ tủy. Với các xoang sâu nhạy cảm, trước tiên có hể lấy sạch chất sâu bang cách rửa xoang với nước ấm, dung bong gòn vo lại lau khô ; sau đó nếu cần thiết dùng nạo bén nhệ nhàng để lấy các chất sâu ra khỏi xoang ( khi dùng bông vo nhỏ để lau xoang nên nhẹ nhàng, tránh đừng ấn vào xoang vì sức ép có hể gây đau nhức).
2. Khi đào xoang.
Ở những bệnh nhân có ngà nhạy cảm hoạc xoang sâu, có nhiều cách để giảm bớt đau :
-Giữ xoang khô khi đào vì sự ẩm ướt sẽ làm ngà răng nhạy cảm .
-Dùng cây nạo bén.
-Khi dùng khoan hay đá mài nên chạy nhanh
-Khi đào xoang kép nên đi từ mặt nhai đến mặt bên.
-Phải có một điểm tựa vững chắc để tránh trượt dụng cụ
-Khi dùng nạo để nạo ở các vách xoang chung quanh nên vò bong gòn nhỏ trên sàn tủy để tránh trường hợp nạo có thể bị trượt xuống sàn tủy nhạy cảm.
-Đặt đai trám cẩn thận, nhẹ nhàng tránh cắ đứt các mô mềm (phải coi chừng các góc nhọn, sắc của khuôn trám ).
Và phải lưu ý :
-Những xoang sâu phải lót bằng Eugenate hoặc Zinc phosphate Cement.
-Phải kiểm tra chắc chắn là mũi khoan hoặc đá mài đã được giữ chặt trong tay khoan vì nếu không khi đưa vào miêng bệnh nhân, chúng có thể rơi vào miệng bệnh nhân làm bệnh nhân nuốt hoặc rơi vào khí quản gây hóc, nguy hiểm cho người bệnh..
-Trong trương hợp quá khó khăn : trẻ em quá nhỏ hoặc quá sợ hãi, không hợp tác có thể chấp nhận mức điều trị tối thiểu là cố găng loại bỏ lớp ngà hư mục, trám tạm, chờ trẻ lớn hơn sẽ đào xoang hoàn thiện
3. Khi hoàn tất.
Sau khi điều trị răng được yêu cầu, nên khám tổng quát lại răng miêng bệnh nhân.
– Khám lại toàn bộ răng miêng bệnh nhân để phát hiện các răng sâu khác bệnh lý cần được điều trị -phải chú ý khám kỹ ở vùng cổ răng hoặc các mặt bên – phải có kế hoạch điều trị hoặc hướng dẫn bênh nhân đến đúng các tuyến khác để điều trị nếu quá khả năng của mình.
– Phải lấy vôi răng , đánh bong răng nếu có – chú ý khám kỹ ở mặt lưỡi các răng và vùng cổ các răng hàm.
– Khám tất cả các miếng trám ,đánh bóng lại (xem có sâu tái phát hoặc có kẽ hở hoặc miếng trám cao hay dư để cho điều trị lại cho đúng).
– Khi đánh bóng răng hoặc miếng trám, không chạy máy qúa lâu để tránh phát sinh thêm nhiệt quá nóng làm hại răng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng miếng trám .
NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM TRONG ĐIỀU TRỊ RĂNG
Việc điều trị răng có thể gây lây nhiễm (vi khuẩn, virut, đặc biệt là HIV , HBV) từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác hoặc từ BN sang người điều trị và ngược lại, nhất là trong nhưng trường hợp điều trị tủy hoặc do trượt dụng cụ làm xây sát mô mềm hoặc do sử dụng những dụng cụ nhạy bén, nhọn (kim điều trị tủy , thám trâm…) vô ý gây thương tích. Vì vậy, để phòng tránh tất cả các lây nhiễm khi điều trị răng cần lưu ý những điểm sau:
– Phải đảm bảo vô khuẩn tất cả các dụng cụ lớn nhỏ, các đồ dùng nha khoa được sử dụng cho bệnh nhân ;ly súc miệng nên dùng loại ly giấy chỉ dùng 1 lần hoặc ly nhựa để nếu dùng lại, ly phải được hấp khử khuẩn hoặc luộc lại.
– Phải rửa tay và mang găng cao su khi điều trị cho mỗi bệnh nhân.
– Những dụng cụ khám hay khay điều trị răng phải có nhiều bộ để thay đổi vì dụng cụ sử dụng rồi không vô khuẩn, không dùng lại ngay mà phải ngâm trong các dung dịch khư khuẩn để khử bỏ tất cả các loại vi khuẩn, virut – dung dịch thường sử dụng là Ampholysine plus( gói 25mg pha trong 5 lít nước máy)ngâm 15 phút , sau đó rửa sạch, hấp vô khuẩn (hấp khô 170C /1 giờ , hấp ướt 130C/20 phút, đun sôi 100C/30 phút )
– Nếu không có nhiều đầu tay khoan để thay đổi thì phải lau ướt với dung dịch khủ khuẩn ( thường hấp ướt)
– Phải mang khẩu trang khi điều trị (loại khẩu trang giấy hay nhựa chỉ dùng một lần hoặc khẩu trang vải dã hấp khử khuẩn ). Nên thay khẩu trang sau mỗi người bệnh , phải rửa tây lại khi mở khẩu trang ra vì tay có thể đã nhiễm bẩn.
– Mang kính bảo vệ mặt (loại kính băng nhựa có khẩu trang dính liền nhau ) nếu khi điều trị có thể bị văng máu hay nước bọt của bệnh nhân.
– Phải rửa ray thường xuyên (khi đến phòng khám , trước và sau khi điều trị cho mỗi bệnh nhân, khi tay đụng vào các vật dụng có khả năng nhiễm bẩn, sau khi cởi găng tay, trước khi rời phòng khám).
– Phải sử dụng cẩn thận các dụng cụ quay và bén nhọn không để gây thương tích cho bệnh nhân và người điều trị .
– Nếu có thể nên dùng bao nylon hay giấy Aluminium để bao các trang thiết bị và mặt bằng có thể bị nhiễm bẩn khi sử dụng (ví dụ tay khoan , công tắc đèn, đầu máy quang tuyến ) ; cởi bỏ các lớp bao này sau mỗi người bệnh (ngay trong khi còn mang găng tay).
– Nên sử dụng càng nhiều càng tốt các dụng cụ dùng một lần nêu có thể, nên dùng các trang thiết bị khử khuẩn có hiệu quả cao (Autoclave), phối hợp dùng hóa chất ( nước Javel 0,2% ,Bactilysile) để khử khuẩn các bề mặt làm việc sau mỗi khi điều trị cho bệnh nhân.